Máy phát điện là gì? Cấu tạo máy phát điện gồm các bộ phận nào?
Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là các động cơ tua bin hơi, tua bin nước, động cơ đốt trong, tua bin gió hoặc các nguồn cơ năng khác.
Cấu tạo máy phát điện chạy dầu Diesel.
Bao gồm các bộ phận chính sau:
- Động cơ.
- Đầu phát.
- Bình chứa nhiên liệu.
- Hệ thống ổn áp.
- Hệ thống làm mát.
- Hệ thống xả.
- Bộ nạp ắc quy.
- Bảng điều khiển.
- Kết cấu khung máy.
Nhiệm vụ của từng bộ phận cấu thành nên máy phát điện chạy dầu Diesel.
1. Động cơ.
Là nguồn cung cấp năng lượng cơ học đầu vào của máy phát điện. Các nguồn nguyên liệu phổ biến để vận hành động cơ gồm có dầu Diesel, xăng, Propan (cả 2 dạng lỏng và khí) và khí thiên nhiên. Những động cơ chạy bằng xăng thường sẽ có kích thước nhỏ, trong khi đó động cơ chạy bằng nguyên liệu Propan, Diesel hay khí thiên nhiên có kích thước lớn hơn. Ngoài ra còn một loại máy phát điện vận hàng bằng nguyên liệu kép là khí đốt và Diesel.
2. Đầu phát.
Gồm bộ phận tĩnh và bộ phận quay với chức năng tạo ra điện từ các nguyên liệu cơ học cung cấp. 2 bộ phận này làm việc nhịp nhàng với nhau để tạo ra chuyển động tương đối giữa điện và từ, nhờ vậy dòng điện được tạo ra.
- Stator/Phần tĩnh/Bộ phận cảm: Đúng với tên gọi, Stator là thành phần không thể chuyển động (phần tĩnh), có cấu tạo gồm một tập hợp các dây dẫn điện quấn lại tạo thành dạng cuộn trên một hình trụ rỗng lõi.
- Rotor/Phần quay/Bộ phận ứng: ngược với stator, rotor lại là bộ phận có thể chuyển động để tạo ra từ trường.
3. Bình chứa nhiên liệu.
Giữ vai trò quan trọng giúp cho việc cung cấp nhiên liệu giúp máy phát điện hoạt động, bao gồm bình nhiên liệu và các bộ phận: ống thông gió, bơm nhiên liệu, ống nối từ bình chứa nhiên liệu đến động cơ của máy, kết nối chống tràn từ bình chứa nhiên liệu ra ngoài, bình lọc nhiên liệu, kim phun nhiên liệu.
4. Hệ thống ổn áp.
Là hệ thống có khả năng quy định điện áp đầu ra của máy phát điện. Giúp đầu ra luôn được ổn định nhằm tránh tình trạng quá áp hoặc sụt áp trong quá trình sử dụng.
5. Hệ thống làm mát.
Có tác dụng thông gió và thu hồi nhiệt mà máy sản sinh ra trong quá trình hoạt động. Cần chú ý không lạm dụng hệ thống làm mát trong thời gian dài vì có thể làm nóng sang các bộ phận khác của máy phát điện.
6. Hệ thống xả
Có vai trò xử lý khí thải thoát ra ngoài trong khi máy hoạt động. Chất liệu làm ống xả thường là thép, gang hoặc sắt rèn. Bằng một kết nối linh động ống xả sẽ được gắn với động cơ có khả năng giảm rung và ngăn ngừa những thiệt hại có thể xảy ra cho hệ thống xả của máy.
7. Bộ nạp ắc quy
Có nhiệm vụ cung cấp điện 1 chiều DC dùng để khởi động máy và duy trì hoạt động của bảng điều khiển. Ngoài ra còn cấp điện cho một số cảm biến máy hoạt động.
8. Bảng điều khiển.
Là trung tâm xử lí máy. Là nơi hiển thị điện áp, tần số và các thông số liên quan khi máy hoạt động.
9. Kết cấu khung máy.
Là bệ đỡ máy giúp máy khi vận hành được kiên cố tránh rung lắc mạnh bằng các cao su giảm chấn. Nhằm đảm bảo an toàn cho máy hoạt động.
Xem thêm: Máy phát điện xoay chiều là gì?